Cơ sở khoa học của chữa bệnh bằng y học cổ truyền

Các bài thuốc y học cổ truyền của các dân tộc chủ yếu đúc rút từ những kinh nghiệm dân gian, nhưng các nghiên cứu khoa học cũng chỉ rõ các kinh nghiệm này là có cơ sở.

Những bài thuốc đã được kiểm nghiệm trong thực tế

Y học cổ truyền là “toàn bộ kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa trên lý luận, lòng tin và kinh nghiệm vốn có của những nền văn hóa khác nhau, dù đã được giải thích hay chưa, nhưng được sử dụng để duy trì sức khỏe, cũng như để phòng bệnh, chẩn đoán, cải thiện hoặc điều trị tình trạng đau ốm về thể xác hoặc tinh thần” (Định nghĩa về y học cổ truyền, Tổ chức Y tế Thế giới, 2000).

Lý luận y học cổ truyền phương Đông rất phong phú, độc đáo, sâu sắc, tiếp cận vấn đề sức khỏe và bệnh tật trên cơ sở phương pháp tư duy tổng thể, biện chứng, toàn diện nhưng rất tiếc là được diễn đạt một cách trừu tượng, có tính định tính và rất ít tính định lượng. Thực hành chẩn đoán và điều trị của y học cổ truyền mặc dù đã được thực nghiệm trên thực tế (field tested) trên hàng trăm triệu người trong suốt hàng ngàn năm lịch sử nhưng trong đa số trường hợp chưa được chứng minh bằng khoa học kỹ thuật hiện đại. Chính vì lý do này mà việc tìm hiểu, học tập, thừa kế, phổ biến, phát huy y học cổ truyền gặp không ít khó khăn trong đời sống và xã hội hiện đại.

Nhiều bài thuốc y học cổ truyền đút rút kinh nghiệm từ hàng nghìn năm.

Trong quá trình hình thành và phát triển nền y học cổ truyền phương Đông, ngay từ buổi sơ khai các nhà y học cổ truyền đương thời cũng đã nghĩ đến việc sử dụng phương pháp đối chứng, so sánh để đánh giá hiệu quả của dược liệu và các phương pháp chữa bệnh. Từ thế kỷ X, để đánh giá tác dụng của nhân sâm người ta đã so sánh sức bền của người sử dụng nhân sâm và người không sử dụng nhân sâm khi cùng chạy trên một quãng đường . Mặc dù vậy, các phương pháp đối chứng được áp dụng trong lịch sử chưa đáp ứng được các đòi hỏi và tiêu chuẩn nghiêm ngặt của các phương pháp thực nghiệm khoa học hiện đại.

Vì vậy, lý luận và thực hành của y học cổ truyền chủ yếu được tổng kết từ kinh nghiệm lâm sàng, được truyền miệng và chỉ có một số ít được ghi chép, tổng kết trong một số y văn kinh điển cổ xưa. Thực ra, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn lâm sàng chỉ là một trong những nghiên cứu y khoa đơn giản. Nó còn cần được bổ sung bằng các nghiên cứu thực nghiệm khoa học thiết kế trên các mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát (RCT: Randomised Controlled Trial) để tiến tới trở thành một nền y học bằng chứng (EBM: Evidence Based Medicine).

Trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển như vũ bão hiện nay, việc hiện đại hóa y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại cần được xem xét trong mối quan hệ của hai nền văn minh Đông – Tây, để y học cổ truyền phương Đông góp phần xứng đáng vào việc phát triển kinh tế – xã hội toàn cầu, đảm bảo cho nhân loại có chất lượng cuộc sống và sức khỏe ngày càng cao.

Bước ngoặt của y học cổ truyền Việt Nam

Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên và hệ động thực vật vô cùng đa dạng. Từ năm 1954, y dược cổ truyền Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên nhận thấy sự phát triển này chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển vốn có, đồng thời mong tạo ra cú hích mạnh mẽ cho ngành y tế, ngày 30/11/2010, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định 2166 QĐ-TTG với mục tiêu hiện đại hóa và phát triển mạnh y dược cổ truyền trong bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Y dược cổ truyền, Bộ Y tế cho biết Quyết định 2166 khi ra đời là bước ngoặt đánh dấu sự quan tâm của Đảng, chính phủ về phát triển y dược cổ truyền. Từ khi có Quyết định này, nền y dược cổ truyền được phát triển trong tình hình hình mới

Việt nam sở hữu nguồn tài nguyên và động thực vật vô cùng đa dạng.

Ngày 31/8/2012, Bộ Y tế trình Chính phủ ban hành Nghị định số 63/NĐCP đồng ý chuyển đổi mô hình tổ chức của Vụ Y dược Cổ truyền thành Cục Quản lý Y dược cổ truyền, tinh gọn lại tổ chức bộ máy và tiếp thu thêm nhiệm vụ mới về quản lý lĩnh vực dược liệu, thuốc cổ truyền.

Bước đi đột phá này đã tạo tiền đề thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực y dược cổ truyền về một mối. Trên cơ sở đó, các mạng lưới thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y dược cổ truyền ở các địa phương được củng cố và hoàn thiện, hầu hết các cơ sở quản lý ở địa phương đều có nhân viên chuyên trách hoặc bán chuyên trách về y dược cổ truyền.

Từ nhu cầu thực tiễn, 10 năm qua Cục Quản lý Y dược cổ truyền đã tiếp tục triển khai sâu rộng, tham mưu và trình chính phủ ban hành 4 quyết định và 1 chỉ thị của Thủ tướng, 16 thông tư hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc của các địa phương, đơn vị trong quá trình phát triển. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các cá nhân tổ chức khi tham gia hoạt động lĩnh vực y dược cổ truyền.

Ngày 11/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 362QĐ/TTg phê duyệt đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viên y học cổ truyền toàn quốc giai đoạn 2014-2025. Đến nay cả nước đã có 5 bệnh viện tuyến trung ương, 65 bệnh viện tuyến tỉnh, với trung bình là 226/giường/bệnh viện, tăng gần 40% so với năm 2010. Các bệnh viện y học cổ truyền từ trung ương đến địa phương được đầu tư nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị.

Tại tuyến huyện, có 87% các bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa thành lập khoa y học cổ truyền, tổ y học cổ truyền. Tại tuyến xã, 92,6% xã có vườn thuốc y học cổ truyền mẫu. 78,2% xã triển khai khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Điều trị thuốc thành phẩm y học cổ truyền chiếm 90%. Điều trị bằng thuốc thang là 24,5% và điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc là 61,5%.

Sự kết hợp giữa tinh hoa y học cổ truyền dân tộc với tiến bộ y học của nhân loại đã thể hiện hiệu quả rõ nét, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

BSCK II Nguyễn Quang Vinh, Trưởng khoa Kiểm soát và Điều trị ung bướu, Bệnh Viện Y học Cổ truyền Trung ương cho biết, y học cổ truyền rất có thế mạnh. Ví dụ tai khoa Kiểm soát và điều trị ung bướu có những bài thuốc kết hợp cổ truyền và hiện đại để điều trị chảy máu bàng quang và trực tràng sau khi xạ trị ung thư vùng tiểu khung, được nhiều bệnh nhân đánh giá tốt. Lĩnh vực chăm sóc nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư cũng được đánh giá tốt. Thuốc y học cổ truyền cũng như các biện pháp không dùng thuốc góp phần làm cho bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn rất nhiều.

10 năm qua, cả nước cũng đã xây dựng được hệ thống đào tạo bài bản, quy mô. Nhiều trường đại học ,cao đẳng khắp 3 miền đã có khoa hoặc bộ môn y học cổ truyền đóng góp vào sự phát triển của ngành trên toàn quốc.

Trong đó có Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y Dược Việt Nam một trong những Trường Cao Đẳng đào tạo ngành Y Học Cổ Truyền với trình độ cao đẳng,trung cấp.Thế mạnh của Khoa YHCT – Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y Dược  nằm ở sự liên kết trường – viện, Khoa có liên kết với nhiều  bệnh viện để thực hành lâm sàng và gắn kết cộng đồng. Ngoài ra, các giảng viên của khoa còn đảm nhận vai trò lãnh đạo tại các bệnh viện chuyên khoa Y học cổ truyền hoặc các bệnh viện đa khoa có khoa Y học cổ truyền. Điều này giúp tạo điều kiện cho sinh viên thực tập lâm sàng thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, Bệnh viện 199- Bộ công An –là bệnh viện chủ chốt trong liên kết trường – viện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *






    Đăng ký xét tuyển trực tuyến

    THÔNG TIN CÁ NHÂN





    TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

    Tốt nghiệp THPTTrung cấpCao đẳng/Đại họcKhác

    CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

    DượcĐiều DưỡngXét NghiệmVật lý Trị LiệuTiếng AnhTiếng NhậtTiếng TrungTiếng HànDa/Phun ThêuDu học Nhật Bản

    TRUNG CẤP CHÍNH QUY

    Trung cấp YHCTPhục hình răng