Sự Khác Nhau Giữa Ngành Y Và Dược

Ngành Y, ngành Dược đều là những ngành học hot và có cơ hội tìm kiếm việc làm rất lớn. Do đó mà có nhiều bạn trẻ thắc mắc nên chọn ngành y hay chọn ngành Dược để theo học. 

Tìm hiểu xu hướng chọn lựa ngành Y dược hiện nay

Trong những năm gần đây nhóm ngành sức khỏe được nhiều các bạn thí sinh cũng như phụ huynh quan tâm đến. Từ đó đần trở thành xu hướng của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên thực tế chỉ ra rằng ngành Y dược đang đứng trước tình trạng thiết hụt nhân lực. Ước tính dự kiến đến năm 2025 ngành sẽ cần khoảng 25.000 nhân lực trong lĩnh vực y tế để có thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Hiện nay đi cùng với sự phát triển của xã hội, nền y tế được trang bị hệ thống cơ sở vật chất của ngành được đầu tư và nâng cao trong các bệnh viện và các cơ sở y tế mới được xây dựng. Ngành Y dược được đánh giá là ngành học tiềm năng và đem đến nhiều cơ hội việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp. Do đó ngày càng có nhiều thí sinh lựa chọn nhóm ngành Y dược ngày càng cao.

Nên chọn học ngành Y hay ngành Dược

Theo chia sẻ của ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Công nghệ Y dược Việt Nam nên học Y hay học Dược là vấn đề khiến nhiều thí sinh băn khoăn khi chọn ngành. Dưới đây nhà  trường sẽ đưa ra các phân tích giúp bạn đánh giá về 2 ngành học này:

Ngành Y

Nên chọn ngành Y nếu bạn chịu được sự vất vả. Từ xa xưa ngành Y trở thành ngành học được thu hút được nhiều bạn trẻ và chiếm được vị thế quan trọng mà không thể ngành học nào có thể đánh bại.

Ngành Y trở thành ngành học được thu hút được nhiều bạn trẻ

Nhưng chắc chắn một điều rằng khi theo học ngành Y bạn sẽ phải tập làm quen với nhiều khó khăn, vất vả ngay từ khi mới bắt đầu vào giảng đường:

  • Ngành y có điểm trúng tuyển đầu vào cao hơn so với các khối ngành khác.  Ngành này luôn được các bạn có lực học khá giỏi và giỏi hướng đến lựa chọn và theo đuổi.
  • Chương trình học dài và nặng. Đòi hỏi người học phải có sự kiên trì và chăm chỉ. Ngành học này cũng có thời gian đào tạo dài. 
  • Tham gia các khóa thực hành để nâng cao kiến thức chuyên sâu ngoài các kiến thức trên giảng đường.
  • Ngoài thời gian học ở trường bạn sẽ phải đến vệnh viện thực tập, trực đêm hay trực trong những ngày lễ, tết…

Đây được đánh giá là ngành học có nhiều áp lực cho cả người học và người đã ra trường đi làm. Do nó liên quan mật thiết đến sức khỏe người bệnh. Để hiện thực hóa ước mơ trở thành bác sĩ giỏi bạn sẽ phải phấn đấu và hi sinh rất nhiều. Tuy nhiên nếu bạn bạn thuộc tuýp người sâu sắc, thích nghiên cứu chuyên sâu về lâm sàng thì nên chọn ngành Y.

Ngành Dược

Nếu so sánh với ngành Y thì ngành Dược được cho là khá nhẹ nhàng và phù hợp nhiều hơn với các bạn nữ.

Ngành Dược đòi hỏi người học cần có tính kiên trì, nhân nại

– Ngành Dược đòi hỏi người học cần có tính kiên trì, nhân nại vì đặc thù của nghề nghiệp cần đảm bảo tính chính xác cao nhằm hạn chế tới mức tối đa các sai sót. Điều này nhằm đảm bảo chế phẩm thuốc có hiệu quả điều trị cao. Nhầm lẫn là điều cấm kỵ trong Nghề Dược, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân Dược sĩ mà còn gây nguy hiểm cho người bệnh.

– Học dược không chỉ để làm việc tại các nhà thuốc tư nhân để tư vấn về sử dụng thuốc cho mọi người mà thực tế thì sau khi tốt nghiệp ngành Dược sĩ bạn có thể làm rất nhiều công việc như:

  • Trở thành Trình dược viên làm việc tại các cơ sở Y tế khám chữa bệnh khác nhau như Bệnh viện, Trung tâm y tế hoặc các công ty chuyên về lĩnh vực sản xuất Dược phẩm và các chế phẩm y tế khác. Bên cạnh đó bạn có thể làm nhân viên chuyên giới thiệu loại thuốc mới, quản lý dược, kiểm tra chất lượng thuốc, nghiên cứu ra các loại thuốc mới… 
  • Cử nhân tốt nghiệp ngành Dược còn có thể trở thành chuyên gia về các xét nghiệm sinh hóa lâm sàng hay còn gọi là Dược sĩ lâm sàng khi tham gia vào quyết định dùng thuốc ở các trường hợp đặc biệt trong khi được mời tham gia hội đồng tư vấn thuốc và điều trị. Do đó mà việc đào tạo Dược sĩ sẽ luôn gắn liền với hệ thống Bệnh viện để chuẩn hóa đầu ra cho các Dược sĩ. 

– Nhưng bên cạnh đó ngành Dược cũng có những nhược điểm như: các kiến thức chuyên môn ngành vô cùng khô khan, khó học và không dễ nhớ. Chính vì vậy mà yêu cầu của ngành học cần các bạn chăm chỉ, ham học hỏi và có khả năng tự duy trau dồi kiến thức, biết lắng nghe, giao tiếp tốt… để có thể cung cấp và tư vấn cách sử dụng thuốc cho người bệnh.

Trường Cao đẳng Công nghệ Y dược Việt Nam tuyển sinh năm 2021

Để được hỗ trợ nhiều hơn hãy nộp hồ sơ và liên hệ tới Trường Cao đẳng Công nghệ Y dược Việt Nam để được tư vấn lựa chọn ngành nghề phù hợp và thực sự đam mê bạn nhé.

Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam tuyển sinh

Hồ sơ theo quy định của trường:

  • 02 bản photo công chứng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp THPT, BTVH (nếu thí sinh đã tốt nghiệp)
  • 02 bản công chứng học bạ Trung học Phổ thông, Bổ túc Văn hóa 
  • 01 bản sao giấy khai sinh
  • 01 bản công chứng giấy chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước
  • 01 bản sao công chứng sổ hộ khẩu
  • 04 ảnh kích thước 3×4 và 02 ảnh 4×6 (ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời gian nộp hồ sơ): Ghi rõ các thông tin cá nhân phía sau mỗi ảnh: Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quê quán.
  • Các giấy tờ ưu tiên (nếu có)

Các thí sinh có thể lựa chọn cách thức nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Cao Đẳng Dược theo một trong hai cách sau đây:

  • Cách 1: Đăng ký và nộp hồ sơ qua Hotline: 089.6464.666 – 0242.023.8989
  • Cách 2: Đăng ký xét tuyển trực tuyến online tại địa chỉ http://caodangyduocvietnam.com/dang-ky/

Địa chỉ nộp hồ sơ trực tiếp:

  • Trụ sở chính tại Đà Nẵng: 116 Nguyễn Huy Tưởng, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
  • VPTS Hà Nội: 40 Trần Cung, Phường Cổ Nhuế, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
  • Đắk Lắk: 144 Phan Chu Trinh, Tân Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
  • Gia Lai: Thôn 6 xã Trà Đa, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *






    Đăng ký xét tuyển trực tuyến

    THÔNG TIN CÁ NHÂN





    TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

    Tốt nghiệp THPTTrung cấpCao đẳng/Đại họcKhác

    CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

    DượcĐiều DưỡngXét NghiệmVật lý Trị LiệuTiếng AnhTiếng NhậtTiếng TrungTiếng HànDa/Phun ThêuDu học Nhật Bản

    TRUNG CẤP CHÍNH QUY

    Trung cấp YHCTPhục hình răng