5 LOẠI VACCINE RẤT QUAN TRỌNG CHO NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI

5 LOẠI VACCINE RẤT QUAN TRỌNG CHO NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI

SKĐS – Khi cơ thể già đi, hệ thống miễn dịch dễ bị tổn thương hơn. Vì vậy, những người trên 50 tuổi, việc tiêm một số loại vaccine có thể trở nên rất quan trọng…

Theo TS. Susannah Hills, Đại học Columbia, New York – Hoa Kỳ, người trên 50 tuổi nên cân nhắc tiêm vaccine, vì khi cơ thể già đi, hệ thống miễn dịch của cơ thể dễ bị tổn thương hơn. Đối với những người có bệnh lý nền như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, ung thư… việc tiêm vaccine càng trở nên đặc biệtquan trọng.

1. Vaccine phòng cúm 

Không chỉ trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, CDC khuyến cáo, những người trên 50 tuổi nên tiêm vaccine phòng cúm hàng năm. Vaccine cúm có thể làm giảm đáng kể số ca tử vong và nhập viện ở nhóm tuổi này.

Thời điểm tiêm vaccine cúm nên vào cuối mùa hè, tốt nhất là vào tháng 9, trước khi thời tiết thay đổi và virus cúm phát triển phổ biến hơn.

Các tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vaccine này bao gồm đau nhức cơ thể, sốt nhẹ…

Người phụ nữ đang tiêm vắc-xin

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) gần đây đã hạ độ tuổi tiêm phòng một số loại vaccine. Theo đó, thay vì khuyến nghị tiêm vaccine phế cầu khuẩn cho những người từ 65 tuổi trở lên, hiện nay khuyến nghị tiêm loại vaccine này cho những người trên 50 tuổi.

2. Vaccine phòng COVID 19

Cùng với cúm và bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV), COVID -19 là một phần của bộ ba virus đường hô hấp, gây ra tỷ lệ nhập viện, tử vong cao ở người lớn tuổi, nguy cơ càng cao khi tuổi tác càng tăng.

Đối với vaccine COVID-19, mọi người nên tiêm hai liều đầy đủ, cách nhau ít nhất ba tuần, sau đó tiêm nhắc lại hàng năm. Các mũi vaccine tăng cường được thiết kế, để có hiệu quả chống lại chủng virus mới nhất.

Vaccine COVID -19 có tác dụng tăng cường sự phát triển của các kháng thể chống lại tình trạng phơi nhiễm chuyển thành nhiễm trùng và chuyển từ nhiễm trùng sang nhiễm trùng nghiêm trọng.

Tác dụng phụ có thể khác nhau, nhưng chủ yếu chỉ giới hạn ở các triệu chứng nhẹ giống như cúm. Theo CDC, một số tác dụng phụ nghiêm trọng có liên quan đến vaccine phòng COVID, bao gồm sốc phản vệ, viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim…

3. Vaccine phòng phế cầu khuẩn 

Vaccine phòng ngừa phế cầu khuẩn (viêm phổi) được khuyến cáo cho trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 50 tuổi. Đây là bản cập nhật cho hướng dẫn trước đây (trước đây khuyến cáo tiêm loại vaccine này cho người lớn từ 65 tuổi trở lên). Vaccine này được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não.

CDC khuyến cáo, nên tiêm một trong ba loại vaccine hiện có: PCV15, PCV20 hoặc PCV21, cho tất cả người lớn từ 50 tuổi trở lên, chưa từng tiêm vaccine liên hợp phế cầu khuẩn hoặc không chắc chắn về lịch sử tiêm chủng của mình.

Tỷ lệ nhập viện và tử vong do viêm phổi tăng lên ở độ tuổi 50, đặc biệt là độ tuổi 65. Thông thường, người lớn được khuyên nên tiêm một liều duy nhất, nhưng một số người có nguy cơ cao hơn có thể tiêm nhắc lại sau mỗi 5 năm.

Tác dụng phụ của loại vaccine này nhìn chung rất nhỏ. Theo CDC, một số tác dụng phụ có thể xảy ra gồm sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau khớp hoặc đỏ, sưng, đau hoặc nhạy cảm tại vị trí tiêm.

4. Vaccine Tdap

Vaccine Tdap (uốn ván, bạch hầu, ho gà) giúp bảo vệ chống lại bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà. Tất cả người lớn nên tiêm vaccine uốn ván 10 năm một lần, vì đây là biện pháp bảo vệ có hiệu quả lâu nhất.

Tiêm vaccine phòng bệnh ho gà cũng được khuyến cáo cho một số người lớn tuổi, đặc biệt là những người dành thời gian chăm trẻ nhỏ (cháu), vì trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong do bệnh ho gà rất cao.

CDC cho biết, các tác dụng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vaccine Tdap bao gồm sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau, sưng hoặc đỏ tại vị trí tiêm. Người lớn nên trao đổi với bác sĩ khi muốn tiêm vaccine Tdap.

Vắc-xin phòng bệnh zona

Người lớn từ 50 tuổi trở lên nên tiêm vaccine phòng bệnh zona.

 5. Vaccine phòng bệnh zone

Theo CDC, người lớn từ 50 tuổi trở lên, nên tiêm 2 liều vaccine Shingrix phòng bệnh zona, cách nhau từ 2 đến 6 tháng. Đây là bệnh nhiễm trùng gây phát ban đau đớn do virus varicella – zoster, có thể gây tổn thương thần kinh, đau dây thần kinh mạn tính và đôi khi gây viêm não. Bệnh zona ngày càng phổ biến hơn ở độ tuổi ngoài 50.

Tác dụng phụ của loại vaccine này có thể gây khó chịu, sốt, đau nhức cơ thể. Vaccine ngừa zona hiện đang được tiêm 1 lần và không khuyến nghị tiêm nhắc lại cho những người được tiêm vaccine vào độ tuổi khoảng 50.

Theo suckhoedoisong.vn 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *






    Đăng ký xét tuyển trực tuyến

    THÔNG TIN CÁ NHÂN





    TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

    Tốt nghiệp THPTTrung cấpCao đẳng/Đại họcKhác

    CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

    DượcĐiều DưỡngY sĩ đa khoaY học cổ truyềnHộ sinhXét NghiệmVật lý Trị LiệuTiếng AnhTiếng NhậtTiếng TrungTiếng HànDa/Phun ThêuDu học Nhật Bản

    TRUNG CẤP CHÍNH QUY

    Trung cấp YHCTPhục hình răng