Y DƯỢC CỔ TRUYỀN LÀ KHO TRI THỨC KHỔNG LỒ VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
SKĐS – Việt Nam là quốc gia đa dân tộc có nền y hoc cổ truyền lâu đời và phong phú. Y học cổ truyền Việt Nam bao gồm y học dân gian của các dân tộc Việt Nam và y học cổ truyền trong hệ hàn lâm.
Xu thế chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp tự nhiên
Y học cổ truyền là phương pháp chữa bệnh truyền thống, là nền tảng của y học hiện đại. Mặc dù hiện nay Tây y được xem là một thành tựu vĩ đại của loài người, tuy nhiên Y học cổ truyền vẫn giữ được vị thế và vai trò trong y học, được nhiều nước trên thế giới công nhận. Không chỉ ở Châu Á mà ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ đã và đang áp dụng xu hướng chữa bệnh bằng thiên nhiên kết hợp với y học hiện đại, hay còn gọi là Đông – Tây y kết hợp.
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên, dược liệu phong phú và người dân có kinh nghiệm lâu đời trong việc sử dụng các loại cây, thảo dược làm thuốc, góp phần tạo nên bản sắc độc đáo của từng vùng miền, của từng dân tộc. Đặc biệt người nước ngoài làm việc, du lịch tại Việt Nam rất thích chăm sóc bằng phương pháp y học cổ truyền. Hiện tại có những doanh nghiệp tham gia cùng các nhà khoa học kết hợp với người dân nuôi trồng nguyên liệu được sử dụng để làm thuốc chất lượng. Đặc biệt, có một số bài thuốc có giá trị với phương pháp bào chế gia truyền của các dân tộc ít người.
Hiện nay phương pháp chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền rất phù hợp với xu hướng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, sự dụng các biện pháp chăm sóc, điều trị, phục hồi sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên được sự đồng thuận của cộng động nói chung và những chuyên gia y tế nói riêng. Vì thế, để phát triển ngành y học cổ truyền chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, những loại cây thuốc, dược liệu dùng để chữa bệnh an toàn.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam và các nước trong tiểu vùng sông Mekong đều có nền y dược cổ truyền lâu đời. Nền y dược cổ truyền đó đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Các nước trong tiểu vùng sông Mekong cần tiếp tục tích cực đầu tư và chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc kế thừa, bảo tồn và nghiên cứu phát triển nền y dược cổ truyền, kết hợp các thành tựu của y dược cổ truyền với các thành tựu, những kiến thức của khoa học hiện đại để phát triển một nền y học hiệu quả, an toàn và bền vững.
Mạng lưới y dược học cổ truyền Việt Nam
Từ buổi bình minh của lịch sử, con người đã biết dùng cây cỏ xung quanh mình tạo thành những bài thuốc quý, qua nhiều năm tháng được cải biên, phát triển, các phương thuốc này ngày càng hoàn thiện, trở thành nền tảng cho y học dân gian ở mỗi dân tộc. Nhờ tính hiệu quả, an toàn và kinh tế, y học cổ truyền đã được người dân tin dùng trong chăm sóc sức khỏe.
Theo Cục Y dược Cổ truyền, Bộ Y tế, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc có nền y hoc cổ truyền lâu đời và phong phú. Y học cổ truyền Việt Nam bao gồm y học dân gian của các dân tộc Việt Nam và y học cổ truyền trong hệ hàn lâm. Y dược cổ truyền Việt Nam luôn chú trọng đến công tác kế thừa, chọn lọc, ứng dụng, bảo tồn nhằm phát huy giá trị y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Cùng với y học hiện đại, y học cổ truyền đóng vai trò then chốt trong chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân ngay từ cơ sở.
Việt Nam có một nguồn tài nguyên và hệ động thực vật phong phú đa dạng trải dài khắp cả nước. Việt Nam là đánh giá là quốc gia giàu có về dược liệu của khu vực và thế giới khi sở hơn hơn 5000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc trong đó có nhiều loài dược liệu quý hiếm đặc hữu như sâm Ngọc Linh, ba kích, lan thạch học, thông đỏ…
Từ thế mạnh về tài nguyên, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt Nam cũng phát hiện tích lũy được kho tri thức khổng lồ chăm sóc sức khỏe về y dược cổ truyền với nguồn dược liệu phong phú với hàng nghìn bài thuốc dân gian mang bản sắc riêng của từng dân tộc.
Suốt chiều dài lịch sử, danh y nước Việt thời nào cũng có, từ Thiền sư Tuệ Tĩnh với câu nói nổi tiếng “Nam dược trị Nam nhân” đến Hải Thượng Lãn Ông với bộ sách đồ sộ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh hội tụ tinh hoa của nền y học phương Đông và y học cổ truyền Việt Nam. Sau này với sự đóng góp của những danh y tài năng như BS Nguyễn Văn Hưởng, Cố Bộ trưởng Bộ Y tế, GS Nguyễn Tài Thu, GS Trần Thúy… Y học cổ truyền Việt Nam đã có bước tiến dài ở cả hai hệ thống hàn lâm và dân gian với hệ thống chính sách phát triển y dược cổ truyền tương đối hoàn chỉnh.
Từ năm 1954 tới nay, y dược cổ truyền Việt Nam đã có bước phát triển mạnh và là một bộ phận quan trọng trong hệ thống y tế chính thống của Việt Nam.
Đến nay Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới y dược cổ truyền và từng bước hoàn thiện hệ thống từ trung ương xuống địa phương cả về dịch vụ đào tạo đến nghiên cứu khoa học lĩnh vực y dược cổ truyền.
Việt Nam có Học viện Y dược cổ truyền, hầu hết các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã thành lập khoa, bộ môn về y dược học cổ truyền, 22 trường cao đẳng y thuộc các tỉnh thành phố cũng thành lập bộ môn y dược cổ truyền.
Hệ thống bệnh viện y dược cổ truyền tuyến trung ương và tuyến tỉnh là 65 bệnh viện. Tỉ lệ bệnh viện đa khoa tuyến huyện có khoa, tổ y dược cổ truyền đạt 92,7%. Trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền đạt 84,8%. 89% trạm y tế xã có vườn thuốc nam. Y dược cổ truyền Việt Nam đã tham gia vào hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia và được bảo hiểm y tế chi trả các mức độ khác nhau ở các tuyến.
- Cập nhật dịch corona ngày 13-2: Gần 15.000 ca nhiễm mới, thêm 242 người chết
- Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam ký hợp tác với IIG Việt Nam
- Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp khu vực nông nghiệp, nông thôn
- Cập nhật 7h00 ngày 10/2: Số ca tử vong lên tới 904 người, tìm ra loại khẩu trang vô hiệu hóa virus corona trong 5 phút
- Đại Hội Công đoàn Cơ sở Trường Cao đẳng Công nghệ Y dược Việt Nam lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023 – 2028