Cùng với nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng cao, ngành Dược đang là một trong những ngành học được nhiều học sinh, sinh viên và phụ huynh quan tâm hơn cả. Như một điều hiển nhiên, “Học ngành Dược ra trường làm gì?” là câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất đối với những ai đang muốn tìm hiểu, theo đuổi ngành học hấp dẫn này.
Học Dược Khó Không ?
Học Dược không hề khó, nhưng nó đòi hỏi bạn phải có tính kiên trì, nhẫn nại vì đây là nghề nghiệp đòi hỏi tính chính xác cao nhằm giảm thiểu sai sót. Nhầm lẫn là điều cấm kỵ trong nghề Dược, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến công việc của bản thân Dược sĩ mà còn gây nguy hiểm cho người bệnh, dẫn tới hậu quả khó lường khi thuốc được bán đến người tiêu dùng.
Cơ hội nghê nghiệp ngành Dược
Như chúng ta biết ngàng Dược là ngành kết hợp giữa nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hóa học và sinh học – hai ngành trọng yếu mà người ta dung kiến thức của nó để bào chế ra các sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu điều trị, chữa trị cho sức khỏe của người bệnh
Nhiều người quan niệm học Dược chỉ có thể mở được quầy thuốc tại nhà hoặc buôn bán thuốc. Tuy nhiên viên thuốc được hình thành từ trên dây chuyền sản xuất, sau đó được phân phối đến tay người tiêu dùng trải qua rất nhiều giai đoạn . Cho nên, công việc của một Dược sĩ cũng hết sức đa dạng. Thêm vào đó, làm việc trong ngành Dược cũng đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều cơ hội để tự khẳng định bản thân, phát triển khả năng kinh doanh độc lập. Một trong những xu hướng được ưu tiên lựa chọn hiện nay chính là thành lập công ty dược phẩm, thực phẩm chức năng hoặc mở tiệm thuốc của riêng mình.
Tốt nghiệp Dược sĩ làm công việc gì ?
Sau khi tốt nghiệp tùy vào nguyện vọng và năng lực cá nhân Dược sĩ có thể đảm nhận ở nhiều vai trò khác nhau như:
Làm việc tại Bệnh viện: Dược sĩ lâm sàng chịu trách nhiệm cung ứng đảm bảo chất lượng thuốc cả về số lượng lẫn chất lượng, tham vấn với Bác sĩ trong việc kê toa, cảnh báo tương tác, hướng dẫn dùng thuốc cho những đối tượng đặc biệt.
– Làm việc tại cơ sở sản xuất: Dược sĩ sẽ nghiên cứu quy trình sản xuất, công thức, dạng bào chế, hoạt chất mới, theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, nuôi trồng, chiết xuất dược liệu,…
– Làm việc tại các trường y dược: công tác tại khoa dược của các trường y dược với vai trò là giảng viên, kỹ thuật viên,…
– Làm việc tại viện, trung tâm kiểm nghiệm: Dược sĩ có vai trò kiểm tra chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng,…
– Tại cơ sở kinh doanh: Dược sĩ làm việc tại các cơ sở bán lẻ (Nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty nhập khẩu.
Ngoài ra sinh viên sau khi ra trường còn có thể đảm nhận với nhiều vai trò như: trình Dược viên, nhân viên tư vấn Dược, các đơn vị có nhu cầu sử dụng Dược sĩ trình độ Đại học. Đó cũng chính là lý do ngành Dược vinh dự nằm trong top những ngành có triển vọng trong tương lai, tạo bước đệm vững chắc cho những ai theo đuổi nó.
Những tố chất cần để học Ngành dược sĩ là gì?
Mỗi viên thuốc nhỏ bé là một phát minh kỳ diệu của loài người trong cuộc chiến đấu chống lại bệnh tật. Do đó, Dược được liệt kê vào danh sách những nghề cao quý nhất, gắn liền với thiên chức bảo vệ con người và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, người theo học ngành Dược cần có và sẽ được rèn luyện những đức tính như: kiên trì, cẩn thận và ngăn nắp vì nơi làm việc của Dược sĩ phải luôn sạch sẽ, vô trùng, tinh thần tập trung và tính chính xác cao trong công việc vì phải đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến sinh mạng con người, ham học hỏi, tìm tòi để nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới… và quan trọng nhất vẫn là nhân hậu và y đức phải luôn được đặt lên hàng đầu đối với người học Dược.
Trên đây là những thông tin về ngành Dược dành cho thí sinh yêu thích, mong muốn lựa chọn, theo đuổi ngành học này, các bạn thí sinh có mơ ước “Mộng áo trắng một đời dược sĩ – Dụng tâm làm thuốc cứu nhân gian” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Dược của Trường Cao đẳng Công nghệ Y dược Việt Nam
Để trở thành tân sinh viên của Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam thí sinh đăng ký xét tuyển cần hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của nhà trường :
- 02 bản photo công chứng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp THPT, BTVH (nếu thí sinh đã tốt nghiệp)
- 02 bản công chứng học bạ Trung học Phổ thông, Bổ túc Văn hóa
- 01 bản sao giấy khai sinh
- 01 bản công chứng giấy chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước
- 01 bản sao công chứng sổ hộ khẩu
- 04 ảnh kích thước 3×4 và 02 ảnh 4×6 (ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời gian nộp hồ sơ): Ghi rõ các thông tin cá nhân phía sau mỗi ảnh: Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quê quán.
- Các giấy tờ ưu tiên (nếu có)
Các thí sinh có thể lựa chọn cách thức nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Cao Đẳng Dược theo một trong hai cách sau đây:
- Cách 1: Đăng ký và nộp hồ sơ qua Hotline: 089.6464.666 – 0242.023.8989
- Cách 2: Đăng ký xét tuyển trực tuyến online tại địa chỉ http://caodangyduocvietnam.com/dang-ky/
Địa chỉ nộp hồ sơ trực tiếp:
- Trụ sở chính tại Đà Nẵng: 116 Nguyễn Huy Tưởng, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
- VPTS Hà Nội: 40 Trần Cung, Phường Cổ Nhuế, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
- Đắk Lắk: 144 Phan Chu Trinh, Tân Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
- Gia Lai: Thôn 6 xã Trà Đa, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai.
- THÓI QUEN UỐNG TRÀ XANH MỖI NGÀY ĐEM LẠI HIỀU LỢI ÍCH MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
- Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Dược Đà Nẵng gồm những giấy tờ gì?
- Những điểm mới về chấm thi THPT Quốc gia 2020
- THỰC TRẠNG NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÉT NGHIỆM Y HỌC HIỆN NAY
- Những quy tắc thí sinh cần nhớ để tránh ”trượt oan” trong kỳ thi tốt nghiệp