CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
( Kèm theo Quyết định số 216a/QĐ-YDC ngày 01 tháng năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam)
Tên ngành, nghề: Xây dựng dân dụng công nghiệp
Mã ngành, nghề: 5580202
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Vừa làm vừa học
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo).
Thời gian đào tạo: 15 tháng
- Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu ngành CNKT Xây dựng là đào tạo ra nguồn nhân lực kỹ thuật có trình độ tay nghề đạt chuẩn để tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế kết cấu và thi công công trình xây dựng, đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
Ngoài việc trang bị cho người học các kiến thức cơ bản chung về thiết kế và thi công công trình, chương trình còn cung cấp những kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên ngành liên quan như: lập dự toán, thanh quyết toán công trình, trắc đạc, thí nghiệm trong xây dựng.
1.2. Mục thiêu cụ thể:
1.2.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
+ Hiểu biết phương pháp xây dựng, thực hiện vẽ và tính toán khối lượng, kết cấu;
+ Nắm vững phương pháp học tập để có thể là người thợ xây và giám sát các công trình;
+ Nêu được các quy định của bản vẽ thiết kế công trình xây dựng; trình bày đựơc phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế;
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản và chuyên môn của các công việc của nghề Kỹ thuật xây dựng (đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bả ma tít, sơn vôi ) nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm;
+ Nêu được quy trình thi công các công việc được giao thực hiện;
+ Nêu được ứng dụng một số thành tựu kỹ thuật – công nghệ, vật liệu mới ở một phạm vi nhất định vào thực tế nơi làm việc;
+ Tổ chức sản xuất và tìm kiếm việc làm;
+ Nêu được trình tự, phương pháp lập dự toán các công việc của nghề.
– Kỹ năng:
+ Đọc được bản vẽ kỹ thuật và phát hiện được các lỗi thông thường của bản vẽ kỹ thuật;
+ Sử dụng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng;
+ Làm được được các công việc của nghề kỹ thuật xây dựng như: đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bạ mát tít, sơn vôi và một số công việc khác: lắp đặt mạng điện sinh hoạt, lắp đặt đường ống cấp, thoát nước trong nhà;
+ Làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm;
+ Tính được khối lượng, vật liệu, nhân công và tổ chức thi công các công việc của nghề;
+ Sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tế của nghề và sử lý được những vấn đề phức tạp của nghề nảy sinh trong quá trình làm việc.
1.2.2. Chính trị, đạo đức:
+ Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước;
+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát triển kinh tế – xã hội;
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội
Chủ nghĩa;
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
- Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;
+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp học sinh sẽ:
– Trực tiếp tham gia lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện dân dụng và thiết bị điện gia dụng & công nghiệp;
– Làm việc trong các công ty xây lắp điện, xưởng sản xuất, dây chuyền sản cuất.
- Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
– Số lượng môn học, mô đun: 26.
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 57 tín chỉ
– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 180 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 720 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 269 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 631 giờ
- Nội dung chương trình:
Mã MH/ MĐ | Tên môn học/mô đun | Số tín chỉ | Thời gian học tập (giờ) | Ghi chú | |||
Trong đó | |||||||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận | Thi/Kiểm tra | ||||
I | Các môn học chung | 9 | 180 | 69 | 103 | 8 | |
MH01 | Chính trị | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 | |
MH02 | Pháp luật | 1 | 15 | 9 | 5 | 1 | |
MH03 | Tin học | 2 | 45 | 15 | 29 | 1 | |
MH04 | Ngoại ngữ | 4 | 90 | 30 | 56 | 4 | |
II | Các môn học, mô đun chuyên môn | 48 | 720 | 200 | 480 | 40 | |
II.1 | Môn học, mô đun cơ sở | 14 | 210 | 80 | 114 | 16 | |
MĐ05 | Vẽ kỹ thuật | 4 | 60 | 20 | 36 | 4 | |
MĐ06 | An toàn lao động | 2 | 30 | 10 | 17 | 3 | |
MĐ07 | Điện kỹ thuật | 2 | 30 | 15 | 12 | 3 | |
MĐ08 | Vật liệu xây dựng | 2 | 30 | 18 | 9 | 3 | |
MĐ09 | Tổ chức sản xuất | 1 | 15 | 5 | 9 | 1 | |
MĐ10 | Dự toán | 3 | 45 | 12 | 31 | 2 | |
II.2 | Môn học, mô đun chuyên môn | 26 | 390 | 90 | 284 | 16 | |
MĐ11 | Đào móng | 2 | 30 | 12 | 16 | 2 | |
MĐ12 | Xây gạch | 4 | 60 | 15 | 41 | 4 | |
MĐ13 | Trát, láng | 4 | 60 | 18 | 38 | 4 | |
MĐ14 | Lát, ốp | 5 | 75 | 20 | 53 | 2 | |
MĐ15 | Làm mái | 2 | 30 | 10 | 18 | 2 | |
MĐ16 | Trộn, đổ, đầm bê tông | 4 | 60 | 15 | 43 | 2 | |
MĐ17 | Thực tập tốt nghiệp | 5 | 75 | 0 | 75 | 0 | |
II.2 | Môn học, mô đun tự chọn | 8 | 120 | 30 | 82 | 8 | |
MĐ18 | Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo | 4 | 60 | 15 | 41 | 4 | |
MĐ19 | Gia công, lắp đặt cốt thép | 4 | 60 | 15 | 41 | 4 | |
MĐ20 | Bạ mát tít, sơn vôi | 4 | 60 | 15 | 41 | 4 | |
MĐ21 | Lắp đặt thiết bị vệ sinh | 4 | 60 | 15 | 41 | 4 | |
MĐ22 | Xây đá | 4 | 60 | 15 | 41 | 4 | |
MĐ23 | Lắp đạt mạng điện sinh hoạt | 4 | 60 | 15 | 41 | 4 | |
MĐ24 | Lắp đặt đường ống cấp nước trong nhà | 4 | 60 | 15 | 41 | 4 | |
MĐ25 | Lắp đặt đường ống thoát nước khu vệ sinh | 4 | 60 | 15 | 41 | 4 | |
MĐ26 | Trát vữa trộn đá | 4 | 60 | 15 | 41 | 4 | |
Tổng cộng
|
57 | 900 | 269 | 583 | 48 |
- Hướng dẫn thực hiện chương trình
4.1. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động ngoại khóa
– Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, nhà trường có thể:
+ Trước khi đi thực tập tại các đơn vị, doanh nghiệp học sinh được thực hành tại xưởng;
+ Học sinh có thể thực tế tại các doanh nghiệp, tham gia các hội thảo, cuộc thi chuyên môn, giao lưu, gặp gỡ;
– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian chính khóa như sau:
STT | Nội dung | Thời gian |
1 | Thể dục, thể thao | 5 giờ đến 6 giờ, 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 | Văn hóa, văn nghệ:
– Qua các phương tiện thông tin đại chúng – Sinh hoạt tập thể |
Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ |
3 | Hoạt động thư viện:
Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả ngày làm việc trong tuần |
4 | Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể | Tất cả các ngày trong tuần (trừ giờ học chính khóa) |
5 | Tham quan, dã ngoại | Mỗi kỳ học 1 lần |
6 | Thực tế chuyên môn | Tất cả các ngày trong tuần |
4.2 Hướng dẫn kiểm tra hết môn học, modul
Thực hiện theo thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh xã hội Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp. Chi tiết quy định trong chương trình các môn học, modul.
4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp
Thực hiện theo thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh xã hội Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ
Người học tích lũy đủ các môn học tương đương 57 tín chỉ của chương trình sẽ được xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định.
4.4 Các chú ý khác
– Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, Nhà trường có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.
– Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp và cao đẳng theo Luật giáo dục nghề nghiệp.
– Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên cao đẳng, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp không đào tạo./.
Đà Nẵng, ngày 01 tháng 11 năm 2019
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
ThS. Nguyễn Văn Tuấn
- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VIỆC LÀM NGÀNH HỘ SINH HIỆN NAY
- Omicron tạo ra ‘miễn dịch xuyên biến chủng’ nếu làm điều này
- TOP NHỮNG LÝ DO GEN Z NÊN LỰA CHỌN NGÀNH KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC
- Ngoài bán thuốc, Học Cao đẳng Dược ra có thể làm gì?
- CHÍNH TRỊ: BÀI 4 BẢN CHẤT CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN