Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ về công tác thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Đức Cường, Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục & Đào tạo, công tác thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2023 cơ bản giữ ổn định, hoạt động hướng đến đảm bảo hoàn toàn độc lập với đối tượng thanh tra, kiểm tra và các thành viên khác thực thi nhiệm vụ trong các khâu của kỳ thi.
Ảnh minh họa.
Thông tư số 06/2023/TT-BGDĐT ngày 24-3-2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT đã quy định thanh tra không tham gia vào các công việc: ký niêm phong tủ đựng đề thi, bài thi tại điểm thi; ký niêm phong phòng chứa bài thi, tủ, thùng hoặc vật dụng chứa túi bài thi tại khu vực chấm thi; chứng kiến đóng/mở phòng chứa bài thi, chấm bài thi, tủ thùng hoặc các vật dụng chứa bài thi; chứng kiến việc gieo phách trong khu vực cách ly làm phách; giám sát việc nhập điểm bài thi tự luận của tổ nhập điểm; giám sát việc niêm phong 2 đĩa CD chứa dữ liệu kết quả thi; giám sát quá trình làm việc của ban phúc khảo bài thi tự luận.
Trong công tác thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT, sự phối hợp giữa Bộ GD&ĐT, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh; các sở GD&ĐT, trường đại học ngày càng tốt, rõ vai thuộc bài hơn. Vì vậy, được huy động tham gia công tác này năm nay, mong các trường đại học tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm, coi đây như nhiệm vụ chính trị của nhà trường, lựa chọn người phù hợp nhất tham gia công tác thanh tra, kiểm tra, góp phần giúp Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tổ chức thành công. – Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Đức Cường nói.
Việc không “buộc” trách nhiệm với công việc trong các ban của hội đồng thi thể hiện rõ vai trò độc lập, giúp công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện khách quan; làm đúng chức năng của thanh tra là xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Điều này cũng nhằm khắc phục hạn chế trước đây là thanh tra đi kiểm tra, thanh tra chính bản thân mình khi cùng các thành viên của hội đồng thi ký các giấy tờ, chứng kiến, giám sát một số hoạt động trong các khâu kỳ thi.
Việc thay đổi này cũng giúp thanh tra làm đúng vị trí, chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo hoạt động thanh tra độc lập theo quy định của pháp luật về thanh tra. Quy định này đồng thời làm tăng trách nhiệm các ban của hội đồng thi.
“Những đoàn thành lập trước 1/7 (thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi, công tác coi thi) sẽ thực hiện theo Luật Thanh tra số 56. Sau 1/7 (đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chấm thi) thực hiện theo Luật Thanh tra số 11. Khi đó, các sở GD&ĐT phải có phương án điều chỉnh cho phù hợp. Thanh tra Bộ GD&ĐT sẽ hướng dẫn cụ thể nội dung này đến các Sở GD&ĐT và Thanh tra Sở GD&ĐT”, ông Nguyễn Đức Cường cho biết.
Giảm sức ép, tránh máy móc, phiền hà
Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng, những thay đổi này thuận lợi hơn cho địa phương, đơn vị; tránh máy móc, phiền hà; giảm sức ép cho các đối tượng làm công tác thi trong thời gian diễn ra kỳ thi; tạo thuận lợi cho các đoàn thanh tra, kiểm tra ủy quyền của Bộ GD-ĐT; nhưng đồng thời vẫn bảo đảm các quy định của pháp luật.
- Hơn 50 trường đại học công bố điểm sàn xét tuyển 2022
- Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược thăm và chúc mừng ngày truyền thống Lực lượng An ninh Chính trị nội bộ (10/5/1958 – 10/5/2024
- Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm học trong bao lâu
- CÀ PHÊ ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN HUYẾT ÁP CỦA BẠN ?
- Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam công bố chương trình đào tạo Khoa Chăm sóc sắc đẹp