Bạn có từng tò mò: Y tá và điều dưỡng tại bệnh viện giống và khác nhau như thế nào? Nhiều người thắc mắc không biết điều dưỡng và y tá có phải là một nghề hay không? Để giải đáp câu hỏi này các bạn hãy đọc bài viết dưới đây.
Điều dưỡng có phải là y tá không?
Khi đến bệnh viện, chúng ta nhìn thấy những người mặc áo blouse trắng, mỗi người tùy vào cấp bậc, vị trí đều sẽ có những tên gọi khác nhau: bác sĩ, y tá,…Trong một vài năm trở lại đây cái tên “điều dưỡng” xuất hiện và nhiều người lầm tưởng đây là một nghề mới trong hệ thống Y tế nhưng không phải.
Đó chỉ là một tên gọi khác đi của y tá, 2 tên nhưng cùng là môt nghề. Tuy vậy, chúng vẫn có một số điểm khác nhau, riêng biệt.
Điểm khác nhau của điều dưỡng và y tá
Nghề y tá trước đây thường được đào tạo từ hệ sơ cấp với thời gian từ 9 -18 tháng. Nhiệm vụ chủ yếu là giúp việc cho y, bác sĩ trong chăm sóc điều trị bệnh nhân, nghĩa là thực hiện y lệnh một cách thụ động.
Tuy nhiên, khi đổi tên thành Điều dưỡng thì nó cũng chuyển mình thành một nghề độc lập với 2 mảng rõ rệt: khám chữa bệnh do bác sĩ làm và chăm sóc, phục vụ là công việc của điều dưỡng viên. Trình độ của họ cũng được nâng lên không phải là những người chỉ học hết trình độ văn hóa lớp 4, lớp 5 rồi được đào tạo trong một thời gian ngắn nữa mà đều phải có trình độ tốt nghiệp THPT trở lên.
Sau đó, họ được đào tạo khoảng 3-4 năm tại những trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trước khi trở thành những Điều dưỡng viên. Không dừng tại đó, họ có thể tiếp tục học cao hơn nữa để trở thành thạc sĩ, tiến sĩ trong ngành Điều dưỡng.
Những “y tá” ngày nay không chỉ được họcc những kiến thức, kỹ năng tay nghề đơn thuần mà còn phải biết, thấu hiểu thêm nhiều lĩnh vực khác như: xã hội, tâm lý, kỹ năng giao tiếp, giáo dục y học,…và phải biết vận dụng, sử dụng nhiều máy móc hiện đại trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Ở nhiều quốc gia, ngành Điều dưỡng viên trong một số trường hợp còn có quyền lực hơn cả bác sĩ. Như vậy, nghề Điều dưỡng ngày nay chính xác là nghề Y tá ngày xưa nhưng về chất thì đã có nhiều thay đổi tiến bộ hơn.
Nên học điều dưỡng ở trường nào?
Điều dưỡng nên học trường nào ? Điều dưỡng là một ngành đòi hỏi sự cẩn trọng, có hệ thống kiến thức tổng quát về ngành y để xử lý mọi trường hợp phát sinh. Hơn nữa, người học điều dưỡng phải thường xuyên cập nhật những thiết bị kỹ thuật, máy móc mới trong y học để có thể hỗ trợ tốt hơn cho các bộ phận khác trong hệ thống y tế.
Hiểu được mong muốn của sinh viên về một môi trường học chất lượng, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội,… Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam tuyển sinh các lớp cao đẳng điều dưỡng. Chương trình học phù hợp, đổi mới phương pháp giảng dạy, cân bằng giữa lý thuyết và thực hành, học phí tương đối phải chăng là những điểm nổi bật giúp sinh viên tích lũy được những kỹ năng cần thiết cho công việc sau này.
Một số thông tin về tuyển sinh cao đẳng điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam bạn đọc có thể tham khảo:
Chuẩn bị hồ sơ học cao đẳng điều dưỡng :
- 02 bản công chứng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng THPT (BTVH) nếu thí sinh đã tốt nghiệp.
- 02 bản công chứng học bạ THPT (THBT).
- 01 bản sao công chứng giấy chứng minh thư nhân dân
- 01 bản sao giấy khai sinh
- 01 giấy khám sức khỏe
- 01 bản sao công chứng sổ hộ khẩu.
- 4 ảnh cỡ 3×4, 2 ảnh 4×6 (chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ): Ghi rõ họ tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán sau ảnh.
- Các giấy tờ ưu tiên khác (nếu có).
Cách nộp hồ sơ:
Thí sinh đăng ký học theo 3 hình thức sau:
Cách 1:Đăng ký xét tuyển trực tuyến TẠI ĐÂY
Cách 2️: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng tuyển sinh Trường Cao đẳng Công Nghệ Y Dược Việt Nam tại địa chỉ:
Đà Nẵng: 116 Nguyễn Huy Tưởng, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Hà Nội: 40 Trần Cung, Phường Cổ Nhuế, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Cách 3️: Gọi điện đăng ký trực tiếp qua số hotline 0966. 84.84.84
- GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM TRIỂN NGANG TẦM CÁC NƯỚC TIÊN TIẾN
- Lường trước tình huống xuất hiện thêm các ca nhiễm mới
- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên được phân công điều hành Bộ Y tế
- Kế hoạch tổ chức Cuộc thi viết: “Lá thư gửi mẹ” năm 2023
- Tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2023