Ngày Tết luôn là nỗi lo lắng đối với mọi người đặc biệt là đối với những giáo viên mới vào nghề hoặc giáo viên hợp đồng.
Câu chuyện thưởng Tết Nguyên đán luôn là vấn đề được rất nhiều thầy cô quan tâm. Có người nói trường kia thưởng Tết nhiều, trường mình thưởng vậy là được rồi bởi có giáo viên trường nọ còn chẳng được thưởng đồng nào. Và cứ cậy câu chuyện cứ tiếp diễn với đủ cung bậc cảm xúc.
Bức tranh thưởng Tết dành cho giáo viên
Thông qua các kênh truyền thông, báo chí chúng ta phần nào hình dung ra được bức tranh thưởng tế, tiền thu nhập của giáo viên mỗi nơi một khác. Mốt số trường học tại thành phố được nhận mấy chục triệu tiền thưởng, có trường tại địa phương thì chỉ được 500 ngàn đồng, thậm chí có trường đến sát ngày nghỉ Tết vẫn chưa có thông báo về mức tiền thưởng.
Chủ trương chi thưởng Tết cuối năm mỗi đơn vị là khác nhau, cùng một cấp học khác nhau tuy nhiên có trường chi thưởng rất cao nhưng có trường lại chẳng có đồng nào.
Tại một số trường khu vực tỉnh, vùng sâu vùng xa, mọi giáo viên ở đây không có khái niệm thưởng Tết, không có thu nhập tăng.
Đồng nghiệp của chúng tôi tâm sự, năm nào kế toán cũng báo kinh phí hoạt động của trường không dư đồng nào, nghiệp vụ kế toán là của kế toán chứ giáo viên chỉ biết vậy, ai dám ý kiến gì.
Rõ ràng bức tranh thưởng Tết, thu nhập của mỗi giáo viên mỗi trường mỗi khác bởi mỗi kế toán, mỗi trường đều có cách quản lý tài chính khác nhau. Và đương nhiên giáo viên không có quyền quyết định trong việc này.
Ngày Tết và những lo toan
Nguồn thu nhâp chính của giáo viên trừ những thấy cô dạy một số môn học có thu nhập ngoài nhờ việc dạy thêm, đối với những giáo viên không dạy thêm thì chỉ có đồng lương hàng tháng của mình.
Với đồng lương eo hẹp, ngày thường đã chật vật với những khoản chi tiêu, thế nên trong những ngày Tết đương nhiên sẽ phải tính toán kỹ lương để làm sao vẫn có một cái Tết no ấm, qua Tết rồi vẫn còn tiền để trang trải chi tiêu cho gia đình. Bài toán chi tiêu này vẫn luôn khiến nhiều giáo viên đau đầu khi Tết đến xuân về.
Ngoài những khoản chi tiêu khi Tết đến, năm nào vào dịp Tết thì Trường nào cũng nở rộ phong trào vận động, quyên góp hỗ trợ cho nhiều đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Về nhà thấy mấy đứa con nhỏ cầm thư ngỏ ủng hộ, đại diện khu phố đến vận động đóng góp…Cuộc sống khó khăn nhưng là thầy, là cô mà không ủng hộ chính sách nhân văn thì làm sao xem được.
Chúng ta đều biết, cuộc sống trong xã hội này có nhiều gia đình còn khó khăn hơn, vất vả hơn. Thôi thì “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, nên dù lương thưởng ít, hay không có cũng tiết kiệm chi tiêu, căn cơ cho nó phù hợp trong những ngày Tết đến xuân về.
Khó thì cũng là cái khó chung của mỗi ngành chứ đâu chỉ riêng gì ngành giáo viên. Vì vậy các thầy cô hãy cứ lạc quan vui vẻ đón Tết nhà mình dù đơn sơ, đạm bạc nhưng vẫn ấm áp nghĩa tình.
- THÓI QUEN SINH HOẠT TỐT GIÚP SỨC KHOẺ KHOẺ MẠNH
- MÔ TẢ CÔNG VIỆC TRÌNH DƯỢC VIÊN. ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH TRÌNH DƯỢC VIÊN
- Cách xin việc sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng
- Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam hưởng ứng Tuần lễ Áo dài 2024
- SỬA ĐỔI LUẬT DƯỢC: ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CAO ĐỂ QUỐC HỘI THÔNG QUA TẠI KỲ HỌP THỨ 8