Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 là ngày kỷ niệm, tri ân các nhà báo đã cống hiến trí tuệ, sự nhiệt thành, đôi khi là cả máu và nước mắt, để độc giả có những tác phẩm báo chí hay, những thông tin kịp thời, chính xác…
Báo chí cách mạng đã góp phần không nhỏ trong việc phát huy tinh thần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, từ năm 1860 đã có một số tờ báo lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Những năm đầu thế kỷ XX, hàng loạt tờ báo của người Việt Nam được xuất bản, tập hợp nhiều nhà văn, nhà báo, nhà trí thức theo từng nhóm nhỏ nhưng có các khuynh hướng chính trị khác nhau, nên không thể tập hợp vào chung một tổ chức thống nhất.
Hình ảnh của Báo Thanh niên
Đến ngày 21/6/1925, tại số nhà 13 đường Văn Minh, Quảng Châu (Trung Quốc), báo “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra mắt số đầu tiên thì dòng báo chí cách mạng Việt Nam mới bắt đầu hình thành. Tại đây, báo được chuyển về nước bằng nhiều con đường bí mật và được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam; về sau Báo Thanh niên được coi là Cơ quan ngôn luận của tổ chức “Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò to lớn của báo chí đối với sự nghiệp cách mạng và đời sống xã hội.
Ngày 2/6/1950, Chính phủ chính thức quyết định cho thành lập Hội :” Những người viết báo Việt Nam” (Hội Nhà báo Việt Nam ngày nay).
Đến tháng 7/1950, Tổ chức Báo chí quốc tế (OIJ) nhóm họp ở Phần Lan đã công nhận Hội những người viết báo Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức. Năm 1951, báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng bắt đầu xuất bản, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Sinh hoạt nội bộ, Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam ra đời.
Tháng 02/1985, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ra Quyết định số 52 – QĐ/TW, ngày 05/02/1985 lấy ngày ra số đầu tiên của báo Thanh Niên làm ngày Báo chí Việt Nam (21/6/1925); nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.
Ngày 21/6/1985, lần đầu tiên giới báo chí cả nước tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam và kỷ niệm 60 năm Báo Thanh Niên xuất bản số đầu tiên. Ðây là ngày lễ không chỉ của riêng giới báo chí mà là ngày lễ của nhân dân cả nước, vì báo chí cách mạng là sự nghiệp của toàn dân
Ngày 21/6/2000, nhân kỉ niệm 75 năm ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi ngày Báo chí Việt Nam là “Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam”. Từ đó, với nhiều người, ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 có ý nghĩa quan trọng và to lớn.
Suốt chặng đường lịch sử cách mạng của Đảng và Dân tộc ta, 98 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Báo chí cách mạng luôn là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trên mặt trận tư tưởng – văn hóa ; là công cụ sắc bén góp phần quan trọng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, kịp thời lan tỏa để mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước sớm đi vào cuộc sống, kịp thời đưa tin, phản ánh mọi mặt đời sống xã hội, phát huy những giá trị tốt đẹp, nhân tố mới, mô hình hiệu quả, cách làm hay, biểu dương gương người tốt, việc tốt, phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái, tiêu cực, góp phần tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí; đấu tranh và phê phán những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Qua đó cùng tạo sự đồng thuận trong nhân dân, góp phần để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam: Thông báo nghỉ học phòng chống virus corona
- Bệnh học BÀI 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BỆNH HỌC
- 10 CÁCH GIÚP CHĂM SÓC DA MÙA ĐÔNG KHÔNG BỊ KHÔ NỨT
- Bệnh học BÀI 2. BỆNH VIÊM PHỔI
- Làm gì khi mất bằng Trung cấp nhưng muốn học Liên thông Cao đẳng Dược?